Một giáo sĩ Do Thái nổi tiếng ở Litva rất bực mình khi học sinh của ông trong chủng viện dành giờ nghỉ trưa chơi bóng đá thay vì thảo luận về kinh Torah. Sinh viên thấy vậy, nảy ý định thuyết phục thầy về vẻ đẹp của bóng đá, mời ông đến xem một trận đấu chuyên nghiệp. Giữa giờ giải lao, họ hỏi suy nghĩ của thầy.
"Tôi đã giải quyết vấn đề của các em", giáo sĩ nói. "Bằng cách nào?", học sinh hỏi. "Đưa mỗi đội một quả bóng và họ sẽ không đấu nhau nữa".
Bret Stephens, người viết sách kiêm nhà bình luận của báo NYTimes ấn tượng với giai thoại trong cuốn "Thiên tài và nỗi lo" của Norman Lebrecht. Ông cho rằng quyển sách là nghiên cứu thú vị và đầy uyên bác về thành tựu tri thức cùng cuộc sống bị hủy hoại của các nhà tư tưởng, nghệ sĩ, doanh nhân Do Thái giai đoạn 1847-1947.
Đó là những Sarah Bernhardt và Franz Kafka, Albert Einstein và Rosalind Franklin, Benjamin Disraeli và Karl Marx. Stephens đi tìm lời giải vì sao dân tộc chưa bao giờ chiếm quá 1/3 trong 1% dân số thế giới lại đóng góp nhiều đột phá nhất cho nhân loại?
Câu trả lời phổ biến thường là người Do Thái thông minh. Khi nói đến người Do Thái Ashkenazi, điều đó đúng. Một nghiên cứu năm 2005 cho biết người Do Thái Ashkenazi có chỉ số IQ trung bình cao nhất so với bất kỳ dân tộc nào.
Trong thế kỷ 20, người Do Thái chiếm khoảng 3% dân số Mỹ nhưng giành 27% số giải Nobel khoa học của Mỹ và 25% giải thưởng khoa học máy tính Turing. Họ chiếm hơn nửa số nhà vô địch cờ vua thế giới.
Nhưng Stephens cho rằng cách giải thích "người Do Thái thông minh" không lý giải hết sự lỗi lạc của họ. Bên cạnh thắc mắc muôn thuở IQ của người Do Thái Ashkenazi cao là bẩm sinh hay do giáo dục, câu hỏi khó hơn theo ông là tại sao trí thông minh của họ thường giải quyết được các vấn đề vĩ đại và độc đáo.
"Họ có thể dùng trí tuệ phi thường để giải quyết những vấn đề bình thường, như lên kế hoạch chiến tranh hay xây dựng tàu. Nhưng trí tuệ đó cũng có thể mắc sai lầm hoặc phạm tội, như quản lý một nền kinh tế có kế hoạch hoặc cướp ngân hàng", Stephens nói.
Theo ông, câu chuyện của giáo sĩ Litva kể trên cho thấy thiên tài Do Thái có lối suy nghĩ khác biệt. Họ có xu hướng đặt giả thuyết và đánh giá lại khái niệm, đưa ra câu hỏi tại sao và như thế nào, để thấy sự phi lý trong cái tầm thường và vẻ đẹp của sự phi lý. Người Do Thái Ashkenazi có thể không có nhiều lợi thế đáng kể so với các dân tộc khác, nhưng lợi thế của họ nằm ở lối suy nghĩ khác biệt.
Vậy những thói quen trong tư duy của họ đến từ đâu?
Thiên tài vật lý người Do Thái Albert Einstein. Ảnh: AP . |
Người Do Thái có một truyền thống tôn giáo, yêu cầu tín đồ không chỉ quan sát và tuân thủ mà còn phải tranh luận và phản biện. Họ thường không có cuộc sống giàu sang khi là thiểu số, hiểu rõ phong tục đất nước đang sống nhưng vẫn duy trì khoảng cách nhất định.
Có một đức tin hiện thân trong cộng đồng Do Thái, rằng cuộc sống mỗi người chỉ đáng giá khi giúp ích cho đời thêm cao quý và đẹp đẽ, theo lời thiên tài Einstein.
Có nhận định rằng sinh ra trong cảnh tha hương, khối thống nhất và các giá trị của người Do Thái dường như đều bị phá vỡ, trong khi những thứ vô hình như kiến thức lại có văn phòng dịch thuật khả năng trường tồn.
"Chúng tôi từng khá giả, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi biết", chuyên gia tài chính quá cố Felix Rohatyn, một người Do Thái, từng nói. Khi còn trẻ, ông từng giấu vài đồng vàng trốn thoát Đức Quốc xã trong Thế Chiến II.
"Từ trước đến nay, tôi có cảm giác rằng của cải bền lâu là những thứ có trong đầu", ông nói. Nếu các bộ óc Do Thái vĩ đại nhất không có rào cản, Stephens cho rằng đó có thể là vì những rào cản ấy thường bị xô đổ.
Thắc mắc về sự xuất chúng của người Do Thái không nhất thiết phải có câu trả lời dứt khoát. Những đức tính đó cũng không do họ sở hữu độc quyền.
Trong tình huống tốt nhất, đại học ở Mỹ có thể vẫn là nơi thách thức trí tuệ không ngừng hơn là tuân theo ý thức hệ và tư tưởng xã hội sáo mòn. Mỹ vẫn là quốc gia tôn trọng và đôi khi tưởng thưởng các tập quán khác biệt, dù có thể gây hận thù xã hội và làm mâu thuẫn niềm tin.
Phương Tây vẫn tôn vinh các nguyên tắc đa chủng tộc, tôn giáo và tín ngưỡng, không phải là chốn bất đắc dĩ cho cư dân tha phương, mà là sự khẳng định bản tính đa dạng.
Theo cách hiểu đó, Stephens nhận định điều làm cho người Do Thái trở nên đặc biệt là họ không có gì đặc biệt, mà đại diện cho điều đó. Nhưng phương Tây không phải nơi tốt nhất dành cho họ. Không có gì ngạc nhiên khi xu hướng hận thù Do Thái đã quay lại, dưới những vỏ bọc mới.
Những người phản đối chủ nghĩa phục quốc Do Thái xem chủ nghĩa bài Do Thái là chương trình chính trị nhắm vào dân tộc này. Những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa xem sự đa chủng tộc là tác nhân gây ra bất công trong nền kinh tế.
Người Do Thái bị sát hại bởi những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và người Do Thái da màu. Thù ghét người theo Do Thái giáo trở thành một thực tế hàng ngày trong cuộc sống ở thành phố New York.
Người Do Thái cuối thế kỷ 19 hẳn đã quen thuộc với hận thù. Người Do Thái đầu thế kỷ 21 nên nhận ra nơi họ có thể hướng tới. Một điều không còn là bí mật về thiên tài Do Thái rằng họ là nụ hoa quá mong manh, nhà bình luận NYTimes nói.
Nhật Duy (Theo NYTimes )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét