(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Với các quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, khi dịch Covid-19 lây lan mạnh ở Trung Quốc đại lục, khu vực Đông Nam Á chưa ghi nhận nhiều ca nhiễm. Ở thời điểm này, nhiều luồng quan điểm cho rằng, SARS-CoV-2 chỉ lây lan nhanh và tồn tại trong điều kiện thời tiết lạnh, khi xuống đến vùng nhiệt đới với nhiệt độ trung bình trên 25 độ C như phần lớn các khu vực thuộc Đông Nam Á, SARS-CoV-2 sẽ suy yếu đi nhanh.
Nhưng những diễn biến trong tháng 3 đã cho thấy, chủng virus corona này không phải như những luồng quan điểm trên đã nhận định.
Indonesia , một quốc gia đông dân bậc nhất thế giới, khí hậu nóng ẩm, nằm ở đường xích đạo, tưởng như "miễn nhiễm" với nCoV. Ai ngờ đến đầu tháng 3, khi có ca bệnh đầu tiên xâm nhập vào, Covid-19 đã lây lan rất nhanh ở đất nước vạn đảo. Chỉ trong vòng 3 tuần qua, Indonesia đã ghi nhận 514 ca nhiễm và 48 ca tử vong, tỷ lệ tử vong khoảng 9%, cao vào bậc nhất trong số các nước có trên 100 ca nhiễm.
Malaysia, quốc gia láng giềng của Indonesia, đã trở thành quốc gia có số lượng ca nhiễm lớn nhất Đông Nam Á với hơn 1000 người nhiễm, sau một sự kiện tôn giáo. Đây cũng là một trong những nguồn lây lan dịch bệnh trong khu vực Đông Nam Á.
Tôi đang ở Đức, không đeo khẩu trang
Gần chúng ta hơn là xứ sở chùa vàng Thái Lan , với hơn 700 ca nhiễm tính đến 23/3. Trong đó, ngoài nhập cảnh từ nước ngoài, có nhiều trường hợp virus lây lan khi các nhóm thanh thiếu niên tụ tập, hút thuốc.
Còn quốc đảo Philippines , một quốc gia đông dân khác, cũng ghi nhận gần 400 ca nhiễm bệnh. Hiện ở Đông Nam Á, chỉ còn Lào và Myanmar là chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lây lan mạnh của Covid-19 ở khu vực Đông Nam Á. Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á là những nước đông dân, mật độ dân số rất cao, song nhận thức và sự hiểu biết của một bộ phận người dân là chưa tốt.
Nhiều người dân trong khu vực do hoàn cảnh sống và chất lượng cuộc sống của họ (nhiều vùng còn nghèo, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư) nên không có điều kiện tiếp thu những kiến thức, thông tin mới nhất về dịch bệnh. Trong một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng "khí hậu nóng ẩm sẽ hạn chế sự lây lan của virus", thực tế ở Đông Nam Á đã chứng minh quan điểm này là không hoàn toàn chính xác.
Tâm lý chủ quan vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi trong khu vực. Và một nguyên nhân nữa cũng là về yếu tố thể chất, thể trạng khi chỉ số thể chất của khu vực Đông Nam Á vào loại thấp của thế giới. Khi thể chất không tốt, cộng với việc dân cư đông đúc, thì khả năng lây lan nhanh là vô cùng lớn.
Các nước Đông Nam Á, ngoài ngành sản xuất chính là nông nghiệp, còn một ngành kinh tế trọng điểm nữa là du lịch. Lĩnh vực này chiếm tỉ trọng không hề nhỏ trong cơ cấu GDP của nhiều nước trong khu vực. Con đường du lịch là một trong những con đường ngắn nhất để đưa virus corona lây từ nơi này đến nơi khác.
Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu
Chính vì lúc đầu các nước chưa kiểm soát tốt con đường du lịch cũng như là kiểm soát những hành khách nhập cảnh từ những vùng dịch bùng phát mạnh như châu Âu, Hoa Kỳ... cộng với các yếu tố nội tại đã khiến cho nCoV lây lan mạnh ở Đông Nam Á.
Ngoài ra, Đông Nam Á cũng là khu vực có số lượng lớn du học sinh đang học ở châu Âu, Hoa Kỳ, các khu vực đang có dịch, khi những đối tượng này trở về cũng kéo theo một nguồn bệnh lớn.
Một yếu tố khác là khu vực Đông Nam Á là khu vực đa văn hoá, nhiều nền văn hoá, tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu đi lễ, đi chùa, đến nhà thờ để cầu nguyện cũng là một nhu cầu của người dân. Nhưng, đi lễ hay đi chùa thì cũng là một hình thức tập trung đông người, và điều này vô tình trở thành một nguồn phát tán bệnh tiềm tàng.
Việc một buổi lễ tại nhà thờ của hàng nghìn tín đồ Hồi giáo ở Malaysia đã trở thành nguồn lây nhiễm Covid-19 ở khu vực Đông Nam Á, trong đó ở Việt Nam có một vài ca nhiễm liên quan. Điều này cho thấy rõ việc tập trung đông người trong thời đại dịch này nguy hiểm thế nào. Đây là những lý do cơ bản dẫn đến việc Covid-19 đang lây lan mạnh ở Đông Nam Á.
Đó là chưa kể cơ sở hạ tầng y tế của nhiều nước trong khu vực (trừ Singapore) còn chưa tốt. Tuy số ca bệnh ở Đông Nam Á chưa đến mức đáng ngại, nhưng với tốc độ tăng hiện tại cũng như các yếu tố về dân số, mật độ dân số của khu vực, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hợp lý, Đông Nam Á rồi cũng sẽ "vỡ trận", thậm chí là nguy hiểm hơn cả châu Âu hiện tại.
Trump sợ kinh tế Mỹ 'mắc dịch' trước người dân
Nền kinh tế của khu vực vẫn còn phát triển chậm, khi một trong những nguồn thu lớn là du lịch bị ảnh hưởng, thì khả năng rơi vào cuộc khủng hoảng là điều rất dễ xảy ra. Vậy giải pháp phòng dịch mà các quốc gia Đông Nam Á đang lựa chọn là gì? Nhiều nước đã tiến hành dừng nhập cảnh, kiểm soát biên giới, dừng đón khách du lịch, hoãn hoặc huỷ nhiều hội nghị, cuộc họp, nhiều lễ hội văn hoá; các nơi tập trung đông người như quán bar, vũ trường ... cũng đã bị đóng cửa.
Trừ Singapore thì các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học toàn quốc hoặc cục bộ. Các nghi lễ mừng năm mới truyền thống của các quốc gia Lào, Cambodia, Thái Lan, Myanmar, cũng đang bị xem xét tạm dừng vì dịch bệnh.
Việt Nam - dải đất hình chữ S, đang làm khá tốt công tác phòng dịch trong giai đoạn này. Chúng ta đã xuất hiện hơn 100 ca nhiễm, Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog đã xuất hiện ca lây nhiễm trong bệnh viện (bệnh nhân 116) tuy nhiên chưa có ca tử vong. Cùng với sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, như tổ chức cách ly tập trung, tạm dừng nhập cảnh, thực hiện khai báo y tế toàn quốc, rà soát các đối tượng F1, F2, đề nghị cho học sinh nghỉ học từ đầu tháng 2, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc... đến thời điểm hiện tại, nền y tế Việt Nam vẫn đứng vững trước đại dịch.
9 ca nhiễm nCoV từ nước ngoài và bài học cách ly 100% nguồn vào
Một điểm thuận lợi nữa là chúng ta cũng có khu vực phía Bắc có khí hậu lạnh vào mùa đông (trong giai đoạn 1), nên khi ghi nhận 16 ca nhiễm vào thời điểm này, bác sĩ Việt Nam đã có những kinh nghiệm quý báu trong việc chữa trị. Đồng thời việc cảnh báo sớm từ thời điểm này cũng giúp ý thức phòng dịch của người dân được nâng cao đáng kể.
Sắp tới sẽ là những thời điểm quyết định đến công tác phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ trong trận chiến chống giặc Covid-19, có ý thức bảo vệ sức khỏe, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, rửa tay đúng quy cách, hạn chế tập trung hội họp đông người thường xuyên cập nhật kiến thức, tin tức về dịch bệnh và làm hậu phương vững chắc để các y bác sĩ - những chiến sĩ tuyến đầu xông pha đánh đuổi quân giặc Covid-19 ra khỏi đất nước.
Tháng 4 tới là thời gian được nhiều chuyên gia dự báo sẽ là cao điểm của dịch bệnh trên thế giới. Đây cũng là khoảng thời gian của nhiều lễ hội, nghi lễ tín ngưỡng trên đất nước ta. Từ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ hội Hoa Lư, Lễ Phục sinh, Tết Chôl Chnam Thmây của người Khmer, các hoạt động chuẩn bị cho Lễ Phật đản, rồi các hoạt động kỷ niệm Ngày Chiến thắng, Ngày Quốc tế Lao động.
Do đó, các ngành chức năng nên tạm dừng hoặc giảm quy mô tổ chức các lễ hội trên, tránh tập trung đông người, có phương án kiểm dịch với người tham dự lễ hội. Đồng thời, cho học sinh các cấp từ mầm non đến THPT, sinh viên toàn quốc nghỉ học hết ngày 3/5 để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho học sinh và tạo sự an tâm trong dư luận.
Tôi tin rằng, với sự quyết liệt của các cấp, các ngành, của từng chiến sĩ trên các mặt trận chống dịch, Việt Nam sẽ quét sạch Covid-19 ra khỏi đất nước.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Văn Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét